Với mong muốn đổi mới những cảm xúc nhàm chán khi quan hệ truyền thống, nhiều cặp đôi đã tìm đến với Oral Sex (quan hệ tình dục bằng miệng). Kiểu quan hệ này đem đến nhiều cảm giác mới lạ nhưng cũng có nhiều cảnh báo về việc lây bệnh. Vậy quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không? Nếu lây thì lây bệnh gì? Hãy cùng condom Việt dành ít phút theo dõi bài viết sau đây, bạn sẽ hiểu được thông tin chi tiết và chính xác nhất!
Quan hệ bằng miệng là gì
Quan hệ bằng miệng (hay Oral Sex) là việc sử dụng miệng, lưỡi hoặc môi để tác động lên bộ phận sinh dục, khu vực sinh dục hoặc hậu môn của bạn tình nhằm tạo cảm giác kích thích. Cách quan hệ này bao gồm nhiều hành vi như liếm, mút dương vật, âm đạo, âm vật hay hậu môn.

Trong đời sống tình dục của người trưởng thành, oral sex có thể coi là một trải nghiệm thú vị nếu biết thực hiện cùng những biện pháp bảo vệ đúng cách. Bởi lẽ khoái cảm mà quan hệ bằng miệng đem lại cho bạn tình cực kỳ mãnh liệt nhưng nó đồng thời cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hại khác.
Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không
Theo các nhà nghiên cứu chuyên về tình dục học, quan hệ bằng đường miệng là phương pháp giúp gia tăng cảm giác mới lạ, kích thích cũng như tăng thêm sự thân mật cho các cặp đôi. Tuy nhiên, hành động thân mật nhiều kích thích này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề lây nhiễm các bệnh xã hội.
Từ đó, các nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng quan hệ bằng miệng hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội. Bởi lẽ vi khuẩn, virus… gây bệnh xã hội có thể trú ẩn ở trong máu, dịch nhầy, dịch tiết nên nếu tiếp xúc, quan hệ bằng đường miệng, chúng sẽ xâm nhập vào khoang miệng và tấn công từ từ vào cơ thể để gây bệnh.

Xem thêm: 6 bước BJ đúng cách giúp chàng lên đỉnh nhanh chóng
Tham khảo thêm: Nên sử dụng bao cao su loại nào khi quan hệ
Nguy cơ lây bệnh xã hội khi quan hệ bằng miệng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, hành vi, bạn tình… Mỗi yếu tố sẽ dẫn đến xác suất lây bệnh khác nhau nhưng nhìn chung, đây chưa bao giờ được xem là hình thức quan hệ an toàn đặc biệt nếu trong khoang miệng có tổn thương, vết loét hoặc vệ sinh không sạch sẽ.
Chưa kể, đa số mọi người hiện nay đều quan hệ bằng đường miệng mà không sử dụng các biện pháp an toàn bảo vệ. Điều này có thể là do thiếu hiểu biết hoặc chủ quan khi nghĩ rằng quan hệ bằng đường miệng không lây bệnh, hay như một số người là do muốn có được nhiều khoái cảm chân thực, tăng kích thích cho bạn tình.
Những căn bệnh xã hội lây qua đường miệng
Quan hệ bằng miệng có thể lây bệnh xã hội, thậm chí là rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe. Cụ thể hơn, theo nghiên cứu và thống kê từ các chuyên gia, việc quan hệ bằng miệng không tuân thủ các quy tắc an toàn tuyệt đối sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh xã hội như sau:
Bệnh lậu

Người mắc bệnh lậu không phải lúc nào cũng có dấu hiệu biểu hiện ra ngoài nhưng vẫn có các triệu chứng thường thấy là:
- Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
- Đau họng, đau trực tràng
- Tiết dịch bất thường từ âm đạo, dương vật, hoặc trực tràng – hậu môn
- Sưng đau tinh hoàn
Quan hệ bằng miệng là một trong những con đường lây nhiễm bệnh lậu. Bệnh này có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh, tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện tình trạng lậu kháng thuốc. Nếu lậu không được điều trị đúng cách, các biến chứng phức tạp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV, dẫn đến vô sinh ở nữ giới hoặc viêm mào tinh hoàn ở nam giới.
Bệnh Chlamydia
Chlamydia là một bệnh nhiễm khuẩn thường gặp do Chlamydia trachomatis gây ra. Người mắc bệnh này không biểu hiện triệu chứng nhưng nếu bị chlamydia ở họng thì có thể có đau họng. Trường hợp bị ở các bộ phận khác như trực tràng – hậu môn, bộ phận sinh dục hay đường niệu thì các dấu hiệu có thể gặp là:

- Dịch tiết bất thường, ví dụ như dịch máu tiết ra từ âm đạo, dương vật, hoặc trực tràng – hậu môn
- Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
- Đau trực tràng, sưng đau tinh hoàn.
Chlamydia hoàn toàn có thể lây truyền từ người bệnh (mắc chlamydia ở họng, âm đạo, dương vật, trực tràng – hậu môn) sang người lành qua quan hệ tình dục bằng miệng. Bệnh cũng có thể điều trị khỏi hoàn toàn với kháng sinh nhưng nếu không điều trị, người bệnh sẽ đối mặt với các nguy cơ như:
- Vô sinh ở nữ giới
- Viêm mào tinh hoàn ở nam giới
- Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV
- Lây bệnh sang cho con (nếu mẹ mắc chlamydia trong lúc mang thai)
Bệnh giang mai
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Triệu chứng sớm của bệnh này thường nhẹ nên khó phát hiện và dễ bị bỏ qua. Thế nhưng giang mai trải qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những triệu chứng riêng biệt dễ nhận biết hơn. Cụ thể:

Tham khảo thêm: Tốp 30 gel bôi trơn hiệu quả, an toàn nhất hiện nay
Giang mai giai đoạn 1:
- Dấu hiệu đặc trưng là săng giang mai (ở vị trí nhiễm xoắn khuẩn giang mai): là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, có thể không đau, không có gờ nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng.
- Săng có thể tồn tại từ 3 – 6 tuần rồi tự mất nhưng không đồng nghĩa với việc tự khỏi bệnh mà cần điều trị dứt điểm.
Giang mai giai đoạn 2: Có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Đào ban rải rác thân mình, sưng đau hạch
- Sốt, đau họng, đau bộ phận sinh dục hoặc hậu môn
- Các chấm nâu đỏ trong lòng bàn tay, bàn chân
- Rụng tóc, đau đầu, sụt cân, đau cơ, mệt mỏi
Giang mai giai đoạn 3: Giai đoạn này không có triệu chứng và diễn tiến trong nhiều năm.
Giang mai giai đoạn 4: Cần 10 – 30 năm để bệnh tiến triển tới giai đoạn 4 với nhiều biến chứng phức tạp như: tổn thương nội tạng, suy giảm thị lực. Đặc biệt, giang mai thần kinh xảy ra khi bệnh lan tới não và hệ thần kinh với triệu chứng đau đầu, khó cử động cơ thể, mất cảm giác và sa sút trí tuệ. Giai đoạn này không được điều trị sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
Giang mai hoàn toàn có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh, đặc biệt khi có sự tiếp xúc trực tiếp với giang mai hoặc đào ban. Bệnh này gây ra nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị. Trường hợp không được điều trị, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với:
- Sảy thai, thai chết lưu (nếu đang mang thai)
- Tăng nguy cơ nhiễm HIV
- Tổn thương nội tạng, mù lòa
- Lây giang mai sang cho con (nếu mẹ mắc bệnh khi bầu)
Human papillomavirus – HPV

Human papillomavirus – HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục cực kỳ phổ biến. Người nhiễm bệnh có thể không có biểu hiện bên ngoài. Số ít triệu chứng có thể gặp là:
- Mụn cóc mọc ở khu vực sinh dục hoặc hậu môn
- Mụn cóc mọc trong khoang miệng, họng gây cảm giác khó thở hoặc khó phát âm.
Những người mắc HPV ở khu vực sinh dục, hậu môn, trực tràng, miệng, họng có thể lây sang người lành qua quan hệ tình dục bằng miệng. Mụn cóc sinh dục có thể điều trị được nhưng HPV thì không có cách loại trừ ra khỏi cơ thể. HPV nếu để lâu sẽ gây ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến chức năng hậu môn, âm đạo, dương vật.
Bệnh Herpes
Herpes là một chứng bệnh truyền nhiễm do virus herpes simplex gây ra. Người mắc bệnh này thường cũng không có biểu hiện ra bên ngoài, hoặc nếu có thì rất nhẹ. Những triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện sau khi nhiễm là:
- Đau ngứa, loét xung quanh khu vực sinh dục, trực tràng hoặc miệng
- Đau đầu, sốt, đau thân mình, hạch sưng đau
Người nhiễm herpes ở miệng, khu vực sinh dục, trực tràng và hậu môn có thể lây sang người lành qua quan hệ tình dục bằng đường miệng. Herpes chưa có thuốc điều trị nhưng bác sĩ vẫn thường kê đơn thuốc chống virus để làm giảm nhẹ triệu chứng.
Ngoài ra, bệnh Herpes nếu để lâu cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu mang thai cần chú ý vì có thể lây truyền sang cơ thể con.
HIV

Xem thêm: 5 điều nhất định phải biết khi hôn vùng kín bạn gái
Xem thêm: Sử dụng đồ chơi tình dục có an toàn không
HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch cực kỳ nguy hiểm ở người. Bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn đầu có thể không có biểu hiện. Tuy ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể có biểu hiện giống bệnh cúm với các triệu chứng như: sốt, đau cơ, đau họng, ớn lạnh, mệt mỏi, sưng đau hạch, vã mồ hôi đêm.
Nguy cơ lây truyền HIV từ người bệnh sang người lành bằng đường quan hệ tình dục bằng miệng là khá thấp nhưng vẫn cần cẩn thận. Bởi lẽ hiện nay vẫn chưa có phương pháp trị khỏi hoàn toàn HIV. Việc điều trị theo đúng phác đồ sẽ ngăn chặn sự phát triển của virus và ngăn ngừa sự lây truyền.
Ngoài những căn bệnh kể trên, quan hệ bằng miệng còn có thể làm lây lan một số căn bệnh xã hội khác như ung thư vòm họng, viêm gan virus A, B, C… Bệnh nào cũng sẽ có triệu chứng riêng và nhiều biến chứng bị cảnh báo.
Cách quan hệ bằng miệng tránh lây bệnh xã hội
Để đảm bảo an toàn tối đa khi quan hệ bằng miệng, bạn nên tuân thủ và thực hiện những hướng dẫn dưới đây:

- Luôn dùng bao cao su khi quan hệ bằng đường miệng mặc dù nó có thể hơi rắc rối hoặc làm gián đoạn “cuộc yêu”.
- Sử dụng màng chắn miệng có tác dụng như 1 rào chắn của cơ quan sinh dục với miệng hoặc hậu môn của bạn tình.
- Vệ sinh răng miệng cũng như khoang miệng của bản thân sạch sẽ sau khi tiến hành quan hệ bằng đường miệng.
- Không quan hệ bằng miệng với những người không rõ lịch sử mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Nên thực hiện thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng và phát hiện bệnh (nếu có).
Trên đây là những chia sẻ để giải đáp cho thắc mắc “quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không”. Mong rằng bạn đã nắm chắc những kiến thức cơ bản về việc thực hiện oral sex để cuộc sống hôn nhân tình dục trở nên tuyệt vời và an toàn hơn nhé!
Sản phẩm nổi bật